Sáng qua (25.10),Đểtrườnghọcthựcsựhạnhphúslide powerpoint đẹp Viện Khoa học giáo dục VN, Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Happy Lof Schools tổ chức tọa đàm mang tên "Trường học hạnh phúc - Happy Lof Schools tại VN".
TRÁNH BIẾN TƯỚNG
Phát biểu tại tọa đàm, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), chia sẻ Bộ nhận thấy học sinh (HS) và giáo viên, các nhà trường ngày càng chịu nhiều áp lực hơn, nhất là trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội, mỗi một hành vi của thầy cô giáo dù là sơ suất rất nhỏ cũng trở thành "cơn bão" trên mạng xã hội. Điều này khiến thầy cô rất e dè, không dám hoặc không được bộc lộ cảm xúc thực sự của mình. Do vậy, từ năm 2018, việc xây dựng trường học hạnh phúc đã được Bộ GD-ĐT khởi động với 3 tiêu chí cốt lõi: yêu thương, an toàn, tôn trọng.
Ông Đức cho rằng từ thời điểm đó đến nay, sự đa dạng của trường học hạnh phúc cho thấy sự quan tâm của các giáo viên trong việc tìm kiếm giải pháp giáo dục tích cực, phù hợp với bối cảnh thời đại. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trường học hạnh phúc, Bộ GD-ĐT nhận thấy có những xu hướng phát triển không phù hợp với mục tiêu, trong đó có việc thương mại hóa, xuất hiện những tiêu chí chưa phù hợp, bị lợi dụng cho mục đích kinh tế. Vì vậy, ông Vũ Minh Đức cho rằng trong thời gian tới chắc chắn quản lý nhà nước sẽ phải có những động thái quản lý phù hợp.
Cụ thể, thứ nhất, Bộ GD-ĐT rất tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt trong việc xây dựng trường học hạnh phúc nhưng giá trị cốt lõi thì cần được thống nhất để tránh biến tướng không phù hợp với mục tiêu trường học hạnh phúc. Thứ hai, việc xây dựng trường học hạnh phúc phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường, mỗi cá nhân chứ không trở thành phong trào, thành tiêu chí thi đua và bắt các trường thực hiện. Nếu chúng ta biến nó thành một phong trào rộng khắp trên cả nước và thành một tiêu chí thi đua thì vô hình lại tạo áp lực cho nhà trường, cho giáo viên.
"Tuy nhiên, muốn xây dựng trường học hạnh phúc thành nhu cầu tự thân của các trường thì cần xây dựng nội dung, mô hình, cách đi cũng phải rất cụ thể và tôn trọng sự khác biệt của từng đối tượng", ông Đức khẳng định.
"THÀNH TÍCH HỌC TẬP ÍT QUAN TRỌNG ĐỂ DỰ BÁO HẠNH PHÚC"
Bà Louise Aukland, giảng viên Đại học Oxford (Anh), chuyên gia về lĩnh vực wellbeing (sống hạnh phúc), cho rằng những người trẻ hạnh phúc hơn sẽ đạt kết quả tốt hơn, như tác động tích cực tới thành tích học tập và khía cạnh ngoài học tập, gồm: sức khỏe tâm thần, hành vi, lòng tự trọng, hiệu sức, động lực, giảm tình trạng bỏ học… "So với sức khỏe cảm xúc và hành vi, thành tích học tập là yếu tố ít quan trọng để dự báo cho hạnh phúc của người trưởng thành", bà Aukland khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), nhớ về những năm đầu mới thành lập trường, luôn giữ triết lý và mục tiêu giáo dục để đào tạo nên những lứa học trò xuất sắc, tài năng và trở thành nhân tài của xã hội. Tuy nhiên, khi áp dụng vào hiện thực, nhiều vấn đề nảy sinh khiến "tư tưởng đào tạo nhân tài" tiêu tan: HS quậy phá, không chịu học hành, gây rối; giáo viên bị xúc phạm, lên tìm hiệu trưởng để "kiện", không chịu được áp lực rồi xin nghỉ việc; phụ huynh khi thấy con không tiến bộ cũng lên tìm hiệu trưởng để "kiện"…
"Cha mẹ mong con đến trường sẽ giỏi giang. Nhà trường thi hành những biện pháp, quy chế ngặt nghèo. Nhiều thầy cô phải bỏ nghề do không chịu được áp lực từ trường tư. Tôi thì suốt ngày đi "xử kiện", nhiều lúc nghĩ: đời hiệu trưởng sao mà khổ thế!", ông Hòa kể lại.
Ông quyết định phải thay đổi nhà trường và thay đổi chính bản thân mình: "Tôi nghĩ đến việc phải cởi trói cho học trò bằng cách giảm bớt những quy chế, quy định trong nhà trường. Nhiều người tin rằng càng đặt ra nhiều quy định sẽ càng dễ quản lý được HS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc nhà trường đưa ra càng nhiều quy định, HS càng tìm cách phá vỡ vì các em đang trong tuổi dậy thì, độ tuổi hiếu động, nghịch ngợm".
Ông Hòa thuyết phục giáo viên và thuyết phục chính mình phải yêu thương học trò, không áp dụng những kỷ luật hà khắc khi HS làm sai hoặc bị điểm kém. Thầy cô không nên đặt nặng thành tích, chạy theo điểm số và luôn phải tạo ra bầu không khí vui vẻ trong lớp học. "Tôi khuyên các thầy cô đừng dùng con mắt phân loại, con mắt điểm số để nhìn học trò", ông Hòa chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Hòa cũng cho rằng việc chạy theo thành tích sẽ khiến HS mất đi sự độc lập, tự tin và trở thành những con người "chỉ biết thực hành", không đào tạo ra được những người sáng tạo. Học tập chỉ là một trong những năng lực của con người và không có HS nào là yếu kém; giáo dục sẽ vì sự tiến bộ phát triển của HS thay vì đạt được điểm số và thành tích cao.
HẠNH PHÚC TỪ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ
Mới đây, Phòng GD-ĐT Q.Ba Đình (Hà Nội) cũng nhìn lại 1 năm triển khai dự án trường học hạnh phúc tại một số trường học trên địa bàn quận. Những câu chuyện hạnh phúc được chia sẻ tại buổi sơ kết này rất giản dị, không liên quan đến đến thành tích học tập, điểm số, xếp hạng.
Cô Nguyễn Loan, giáo viên môn giáo dục công dân (Trường tiểu học - THCS - THPT Thực Nghiệm), bày tỏ hạnh phúc của cô là cảm nhận được học trò yêu thích môn học của mình: "Mai là tiết dạy của cô, chúng em rất mong…", chỉ một câu nói ấy thôi nhưng tôi rất xúc động vì môn tôi dạy vốn được cho là khô khan, là môn phụ...
"Mai là tiết dạy của cô, chúng em rất mong...", chỉ một câu nói ấy thôi nhưng tôi rất xúc động vì môn tôi dạy vốn được cho là khô khan, là môn phụ.
Cô Nguyễn Loan, giáo viên môn giáo dục công dân (Trường tiểu học - THCS - THPT Thực Nghiệm)Không thể có một mô hình duy nhất đúng với mọi trường học
GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng trường học hạnh phúc là khái niệm rất được quan tâm ở VN hiện nay. Do vậy, sự hiểu biết một cách hệ thống, toàn diện các thành tố tạo ra một nhà trường hạnh phúc là vấn đề được cả cộng đồng quan tâm. Theo ông Vinh, trường học hạnh phúc là ngôi trường được phát triển theo điều kiện, năng lực của mỗi nhà trường chứ không thể có một mô hình duy nhất đúng với mọi trường học. Tuy nhiên, rất cần xây dựng một chương trình giáo dục hướng đến trường học hạnh phúc tại VN một cách khoa học, hiện đại, được chuẩn hóa phù hợp với xu thế các nước trên thế giới. Đó là một trong những nền tảng quan trọng để xây dựng nhà trường hạnh phúc mà ở đó luôn tràn ngập cảm giác yêu thương, chấp nhận sự đa dạng, tôn trọng tính cá nhân, hòa nhập, nuôi dưỡng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, phát huy trí tuệ của mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi em HS.